Báo Nhân Dân truyền tin chiến thắng

Tin chiến thắng từ Thành phố Quy Nhơn và Bình Định

THỊNH LAM 22/04/2025 14:20

Với phương châm dựa vào sức mình là chính, "xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh", qua 28 ngày đêm liên tục tiến công và nổi dậy, liên tục chiến đấu và chiến thắng, đến 20 giờ ngày 31/3/1975, lá cờ chiến thắng tung bay trên nóc tiền sảnh Tòa Hành chính ngụy quyền Sài Gòn, đánh dấu thời khắc trọng đại trong lịch sử: Tỉnh Bình Định đã hoàn toàn giải phóng.

95 năm (31)
text__11_-removebg-preview.png

Với phương châm dựa vào sức mình là chính, "xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh", qua 28 ngày đêm liên tục tiến công và nổi dậy, liên tục chiến đấu và chiến thắng, đến 20 giờ ngày 31/3/1975, lá cờ chiến thắng tung bay trên nóc tiền sảnh Tòa Hành chính ngụy quyền Sài Gòn, đánh dấu thời khắc trọng đại trong lịch sử: Tỉnh Bình Định đã hoàn toàn giải phóng.

z6523591713831_88d3365537dd61da4b16bb99d8371ee2.jpg
z6523591713831_88d3365537dd61da4b16bb99d8371ee2(1).jpg
Báo Nhân Dân số ra ngày 02/4/1975.
Báo Nhân Dân số ra ngày 02/4/1975.
Báo Nhân Dân số ra ngày 02/4/1975.
Báo Nhân Dân số ra ngày 02/4/1975.
Báo Nhân Dân số ra ngày 02/4/1975.
Báo Nhân Dân số ra ngày 02/4/1975.
1920x1080-2.png

Trong số báo ra ngày 01/4/1975, Báo Nhân Dân đã dành vị trí trang trọng trên trang nhất đưa tin về cuộc tiến công và nổi dậy của quân dân tỉnh Bình Định, với dòng tít "Tiến công và nổi dậy mãnh liệt,đánh địch khắp nơi trong tỉnh và thành phố Quy Nhơn ".

Những thắng lợi to lớn này là nguồn cổ vũ tinh thần cho quân và dân tỉnh Bình Định "Thời cơ giải phóng toàn tỉnh Bình Định đã đến, tất cả hãy dồn sức, anh dũng xông lên!".

z6523591566489_300013f5ee67dd6b8f9898db473a1385.jpg
Báo Nhân Dân số ngày 01/4/1975.

Tại chiến trường Nam Bộ, bản tin của Thông tấn xã giải phóng cũng cho biết quân dân miền Nam đã "loại khỏi vòng chiến đấu hơn 16.600 quân địch, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 11 tiểu đoàn, bức rút hơn 260 đồn, yếu khu và phân chi khu quân sự, giải phóng 36 xã với gần 30 vạn dân".

Cũng theo bản tin, hơn "4.000 binh sĩ ngụy mang súng trở về với nhân dân".

giai-phong-binh-dinh.jpg
Xe thiết giáp quân Giải phóng trên đường hành quân vào Quy Nhơn. Ảnh: TTXVN

Sau đó một ngày, trên trang nhất Báo Nhân dân số ra ngày 02/4 đưa tin về chiến thắng này với tiêu đề "Giải phóng hoàn toàn tỉnh Bình Định và thành phố Quy Nhơn. Diệt và làm tan rã toàn bộ Sư đoàn bộ binh Nguỵ số 22", nội dung như sau:

"Sau khi tiến công và nổi dậy đánh chiếm đèo Cù Mông, làm chủ các chi khu quân sự, quận lỵ Tam Quân, Đệ Đức, Bình Khê, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Vân Canh, Đập Đá, thị trấn Bồng Sơn, thành Bình Định, đánh chiếm các sân bay Phù Cát, Gò Quánh và sở chỉ huy sư đoàn nguỵ số 22 ở An Sơn, ngày 31/3 Quân giải phóng Bình Định thừa thắng tiến công địch mãnh liệt trong thành phố Quy Nhơn.

Quân giải phóng từ các hướng Gành Ránh ở phía nam đánh chiếm khu 6, Tuy Phước ở phía tây theo đường số 1, đánh chiếm Cầu Đôi, cửa ngõ chính vào thành phố, rồi thọc thẳng vào chiếm sân bay Quy Nhơn. Một cánh quân khác của Quân giải phóng từ phía bắc đánh tràn xuống chiếm khu 1, khu 2, bến cảng Quy Nhơn, khu trung tâm truyền tin, dinh tỉnh trưởng và nhiều mục tiêu quân sự khác.

Đồng bào thành phố Quy Nhơn nhất tề nổi dậy phối hợp chặt chẽ với Quân giải phóng, đập tan bộ máy kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ. Nhiều sĩ quan, binh lính, cảnh sát và nhân viên nguỵ quyền nghe theo lời kêu gọi của chính quyền cách mạng làm binh biến, trừng trị bọn chỉ huy ngoan cố, mang theo vũ khí, hồ sơ, tài liệu trở về với cách mạng.

Đúng 5 giờ sáng 1/4, toàn bộ tỉnh Bình Định và thành phố Quy Nhơn đã hoàn toàn giải phóng. Quân và dân tỉnh Bình Định và thành phố Quy Nhơn tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn sư đoàn bộ binh nguỵ số 22, bắt rất nhiều tù binh, thu toàn bộ vũ khí. Gần 90 vạn đồng bào tỉnh Bình Định và thành phố Quy Nhơn đã giành quyền làm chủ.

Hàng nghìn đồng bào bị địch cưỡng ép chạy theo chúng đã kiên quyết chống lại, quay trở về, mang cờ Chính phủ cách mạng, biểu ngữ, hô vang khẩu hiệu đón mừng Quân giải phóng. Chính quyền cách mạng các cấp đã được thành lập. Đồng bào Bình Định và thành phố Quy Nhơn vô cùng phấn khởi, đang cùng các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng cảnh giác, bảo vệ vùng giải phóng, giữ vững trật tự an ninh trong thành phố.

Sinh hoạt của nhân dân đã nhanh chóng được ổn định!."

Để chúc mừng cho chiến thắng ý nghĩa này, Báo Nhân Dân đăng bài xã luận với tiêu đề "Tỉnh Bình Định và thành phố Quy Nhơn hoàn toàn giải phóng".

z6523591713831_88d3365537dd61da4b16bb99d8371ee2(1).jpg
Báo Nhân Dân số ra ngày 02/4/1975.

Cũng trong bản tin ngày 2/4 còn cập nhật tình hình chiến sự tại chiến trường Phú Yên. Theo đó, quân ta đã "làm chủ nhiều chi khu quân sự, quận lỵ và đang tiến đánh địch trong thị xã Tuy Hòa".

bd1.png.pagespeed.ce.kxlyyvmux4.png
Bộ đội ta vượt Cầu Đôi đánh chiếm thị xã Quy Nhơn năm 1975. Ảnh tư liệu
bd2-2.jpg.pagespeed.ce.yogcabd4ce.jpg
Quân dân Quy Nhơn tưng bừng trong ngày Giải phóng. Ảnh tư liệu

Quân và dân Bình Định đã tiến công thần tốc, giải phóng thị xã Quy Nhơn, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ trên địa bàn tỉnh. Chiến thắng này đã góp phần cùng cả nước làm nên Đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

giai-phong-binh-dinh-1-02254554-08123935.jpeg
Quân giải phóng tấn công cứ điểm Gò Loi, huyện Hoài Ân, Bình Định. Ảnh: Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định

    Tin chiến thắng từ Thành phố Quy Nhơn và Bình Định
    • Mặc định
    read-newspaper