Sài Gòn
Cập nhập tin tức Sài Gòn
[Video] Ngày 19/4/1975: Tiếp quản Phan Thiết, bao vây cô lập Xuân Lộc
Sáng 19/4/1975, Ủy ban quân quản tiến vào tiếp quản Phan Thiết, đánh dấu toàn tỉnh Bình Thuận hoàn toàn giải phóng. Nhân dân Bình Thuận nô nức xuống đường mừng chiến thắng lịch sử.
Những trận đánh quyết định
[Video] Giải phóng thị xã Phan Thiết, thời cơ Tổng tiến công Sài Gòn đã chín muồi
Ngày 18/4/1975, Quân đoàn 2 phối hợp với các lực lượng địa phương đồng loạt tiến công, giải phóng hoàn toàn thị xã Phan Thiết. Nhân dân các khu vực Bình Hưng, Phú Trinh, Phú Thủy... nổi dậy phối hợp giành quyền làm chủ, góp phần đẩy nhanh thế tiến công của chiến dịch.
Người tạo “vũ khí bí mật” cho các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn-Gia Định
Chín năm chuyên tâm để tạo nên “vũ khí bí mật” là các giấy tờ giả cho các chiến sĩ biệt động Sài Gòn-Gia Định, Lâm Quốc Dũng (bí danh Dũng “râu”) đã trải qua nhiều phen tưởng chừng bế tắc. Nhưng bằng dụng cụ đơn giản như bút viết, thước kẻ, compa…, với đôi mắt tinh anh, bàn tay khéo léo, Dũng “râu” đã mô phỏng được cả những giấy tờ tinh vi nhất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tạo “vỏ bọc” hoàn hảo cho lực lượng biệt động hoạt động trong nội đô. Thời ấy, mọi người gọi các giấy tờ giả của Dũng “râu” là “tấm bùa hộ mệnh”.
Sức mạnh phi thường của nữ chiến sĩ biệt động duy nhất tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 68
[Video] Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh giành thắng lợi lớn, mở rộng thế trận tiến công Sài Gòn
Ngày 15/4/1975: Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh giành nhiều thắng lợi
Ngày 14/4/1975: Giải phóng đảo Song Tử Tây
Ngày 13/4/1975: Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh chuyển cách đánh
NDO - Ngày 13/4/1975, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Sài Gòn-Gia Định đề nghị Bộ Chính trị cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Bộ Tổng Tư lệnh điện cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh chuyển cách đánh.
[Video] Quân khu 9 đẩy mạnh tiến công, chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn
NDO - Ngày 12/4/1975, Quân khu 9 đồng loạt mở các đợt tiến công vào các căn cứ địch, đánh thiệt hại nặng chi khu Ba Càng, Bình Minh, Đông Thành, giải phóng một đoạn bờ nam sông Hậu. Bộ đội địa phương Vĩnh Long diệt hậu cứ tiểu đoàn bảo an, bức rút hàng chục đồn bốt, tạo thế phối hợp chiến dịch.
Khoảnh khắc 2 giờ và 40 năm...
Hai mươi năm sau Ngày Sài Gòn giải phóng, ngày 30/4/1995, nữ nhà báo người Pháp Phrăng-xoa đờ Muy-dơ, sang Việt Nam. Món quà của bà tặng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là những bức ảnh bên trong Dinh Độc Lập hắt ra rõ số hiệu hai chiếc xe tăng Quân giải phóng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập, trên xe "lố nhố người". Từ đây, lịch sử ghi nhận xe tăng 390 và 843 (Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2) là đơn vị đầu tiên vào Dinh Độc Lập.
Trước cửa ngõ Phan Rang
Sau khi mất toàn bộ Quân khu 1 và phần lớn địa bàn Quân khu 2, Quân đội Sài Gòn khẩn trương hình thành phòng tuyến Phan Rang để bảo vệ cho Sài Gòn từ xa. Tướng Way-oen, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ đã kịp dựng lên ở Phan Rang một lá chắn đủ mạnh, mong chặn đứng “cánh quân duyên hải” đang ào ạt tiến vào Sài Gòn.
Đập tan "Lá chắn thép" Phan Rang
Trận Phan Rang góp phần quyết định đập tan kế hoạch phòng thủ từ xa của quân đội Sài Gòn, tạo thế thuận lợi giải phóng Bình Tuy, Bình Thuận, kịp thời đưa toàn bộ cánh quân duyên hải vào tham gia giải phóng Sài Gòn-Gia Định.
Chiến thắng Trảng Bom - Thắng lợi của trận then chốt mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh trên hướng Đông
Trận Trảng Bom là mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh trên hướng Đông của Quân đoàn 4, tạo điều kiện thuận lợi cho cánh quân này phát triển tiến công vào Sài Gòn-Gia Định.
Hướng tiến công phía bắc trong chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4-30/4/1975)
Ngày 31 tháng 3 năm 1975, tại Tổng hành dinh ở Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trực tiếp giao cho đồng chí Nguyễn Thế Bôn - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân đoàn 1 gấp rút hành quân vào miền Đông Nam Bộ, hiệp đồng với các đơn vị bạn tham gia trận quyết chiến chiến lược giải phóng Sài Gòn - Gia Định.
Ngày 12/4/1975: Quân khu 9 tăng cường các cuộc tiến công vào các căn cứ địch
NDO - Ngày 12/4/1975, Quân khu 9 tăng cường các cuộc tiến công vào các căn cứ địch. Thường vụ Thành ủy Sài Gòn-Gia Định ra nghị quyết chuẩn bị cho chiến dịch và giao nhiệm vụ cho các đơn vị, các lực lượng phối hợp với các cánh quân chủ lực.
[Quiz] Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định đổi tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh khi nào?
NDO - Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định chính thức đổi tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
[Video] Chiến thắng Xuân Lộc - Mở cánh cửa thép tiến vào Sài Gòn
NDO - Chiến dịch Xuân Lộc - Long Khánh tháng 4 năm 1975 là trận đánh then chốt cuối cùng mở toang cánh cửa tiến vào Sài Gòn của quân giải phóng. Tại đây, địch tập trung lực lượng tinh nhuệ nhất để thiết lập tuyến phòng thủ vững chắc, với niềm tin Xuân Lộc sẽ là “pháo đài bất khả xâm phạm”. Nhưng dưới sự chỉ đạo linh hoạt của Bộ Chỉ huy chiến dịch và tinh thần chiến đấu quả cảm của các đơn vị chủ lực, phòng tuyến Xuân Lộc đã bị đập tan, tạo thế tiến công chiến lược quyết định cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Ngày 10/4/1975: Ban Bí thư ra thông tri về tuyên truyền chiến thắng
NDO - Ngày 10/4/1975, Ban Bí thư ra thông tri về tuyên truyền chiến thắng, động viên thi đua với miền nam ruột thịt, giành nhiều thắng lợi mới.
[Video] Ngày 9/4/1975: Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh mở màn, áp sát Sài Gòn từ hướng Đông
NDO - Ngày 9/4/1975, Bộ Chính trị chính thức phê chuẩn kế hoạch chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định. Cùng ngày, Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh – chiến dịch then chốt mở đường vào Sài Gòn từ phía Đông Bắc – chính thức mở màn.
Biệt động Sài Gòn, bước ra từ huyền thoại
Năm 2020, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu và kích hoạt chùm tour “Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn”. Sản phẩm du lịch lịch sử văn hóa độc đáo, mang dấu ấn riêng biệt của thành phố, nhanh chóng thu hút du khách trong nước, quốc tế, và chính người dân thành phố. Lâu nay, họ vẫn luôn mong muốn tìm hiểu về quá khứ hào hùng của ông cha mình để thêm tự hào và thấm thía những hy sinh mất mát cho ngày toàn thắng.
[Quiz] Bộ Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được thành lập vào thời gian nào?
NDO - Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định vào thời gian nào?
Ngày 31/3/1975: Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất
NDO - Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất, với tư tưởng chỉ đạo “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Xem thêm
Đọc nhiều