giải phóng
Cập nhập tin tức giải phóng
[Ảnh] Vẻ đẹp Thành phố Hồ Chí Minh - “siêu đô thị” hiện đại sau 50 năm giải phóng
NDO - 50 năm sau Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, giờ đây, Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển ngoạn mục, vươn lên mang dáng dấp của một “siêu đô thị” hiện đại, trung tâm tài chính năng động bậc nhất Đông Nam Á.
Multimedia
Ngày 18/4/1975: Giải phóng thị xã Phan Thiết
NDO - Ngày 18/4/1975, ta giải phóng thị xã Phan Thiết. Bộ Tư lệnh Miền giao nhiệm vụ Tổng tiến công và nổi dậy cho Quân khu 9.
Ký ức một cựu tù về ngày Côn Đảo hoàn toàn giải phóng
Bà Hoàng Thị Khánh, Trưởng ban Liên lạc toàn quốc chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày cho biết, Ngày giải phóng Côn Đảo (1/5/1975) là thời khắc hạnh phúc nhất, xúc động nhất trong cuộc đời bà. Những ký ức về năm tháng ở “địa ngục trần gian” vẫn còn in đậm trong tâm trí của người tù chính trị năm xưa, dù thời gian đã lùi xa nửa thế kỷ.
[Infographic] Chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
Tin chiến thắng từ Quảng Nam và Đà Nẵng
Ngày 16/4/1975: Giải phóng thị xã Phan Rang và toàn tỉnh Ninh Thuận
Căn cứ địa Chiến khu 19 tại vùng Núi Chúa: Diện mạo mới trên chiến khu anh hùng
Mốc son chói lọi trong lịch sử chống đế quốc trên thế giới
Ngày 30/4/1975 là mốc son chói lọi trong lịch sử chống đế quốc, là đóng góp vĩ đại của Việt Nam cho thế giới và phong trào chủ nghĩa xã hội, cổ vũ những quốc gia chưa giành độc lập có thêm động lực và niềm tin, cung cấp bài học kinh nghiệm đấu tranh chống thực dân, đế quốc của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
NDO - Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với nhiều tiết mục, chương trình, vở diễn nghệ thuật hấp dẫn.
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng 50 năm đất nước thống nhất
NDO - Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức loạt sự kiện hưởng ứng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) từ ngày 20/3 đến 30/4.
Ngày 14/4/1975: Giải phóng đảo Song Tử Tây
NDO - Ngày 14/4/1975, Sư đoàn 3 Quân khu 5 tiến công tuyến phòng thủ Phan Rang của địch. Bộ đội đặc công hải quân và Quân khu 5 giải phóng đảo Song Tử Tây. Bộ Chính trị đồng ý Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Giải phóng các đảo trong quần đảo Trường Sa: Một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược xuân 1975
Quân ủy Trung ương… nhiệt liệt khen ngợi các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược... Một vùng biển rộng lớn giàu tài nguyên với những đảo và quần đảo có vị trí chiến lược hết sức quan trọng đã thuộc chủ quyền của Tổ quốc.
Báo Nhân Dân truyền tin chiến thắng
Trong những ngày tháng Tư lịch sử năm 1975, những dòng tin chiến thắng được gửi từ chiến trường miền Nam chính là nguồn cổ vũ lớn lao cho quân dân miền Bắc trong công cuộc thống nhất nước nhà, cũng như dựng xây Chủ nghĩa Xã hội.
[Video] Quân khu 9 đẩy mạnh tiến công, chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn
NDO - Ngày 12/4/1975, Quân khu 9 đồng loạt mở các đợt tiến công vào các căn cứ địch, đánh thiệt hại nặng chi khu Ba Càng, Bình Minh, Đông Thành, giải phóng một đoạn bờ nam sông Hậu. Bộ đội địa phương Vĩnh Long diệt hậu cứ tiểu đoàn bảo an, bức rút hàng chục đồn bốt, tạo thế phối hợp chiến dịch.
Chiến thắng Tây nguyên - thành công xuất sắc về công tác tham mưu chiến lược
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, ta thực hiện ba đòn tiến công tiêu diệt chiến lược lực lượng chủ lực địch ở Tây Nguyên, Trị Thiên-Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn. Chiến dịch Tây Nguyên là đòn đột phá mở đầu cuộc tiến công chiến lược quan trọng mang ý nghĩa quyết định, mở ra cục diện có lợi cho sự nghiệp giải phóng miền nam, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta. Thành công của Chiến dịch có nhiều nguyên nhân, trong đó công tác tham mưu chiến lược đã
Quân và dân Quảng Trị dồn sức cho chiến dịch giải phóng Trị-Thiên-Huế
Chiến dịch Trị-Thiên-Huế diễn ra trong khoảng thời gian ngắn (từ ngày 5-26/3/1975), giành thắng lợi có ý nghĩa rất lớn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Trong chiến dịch này, vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, quân và dân Quảng Trị hết lòng, hết sức chi viện sức người, sức của cho chiến trường; chuyển hàng vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm cho bộ đội; cấp cứu, đưa về tuyến sau nhiều thương binh, bệnh binh
Ký ức về những ngày tháng can trường
Quyết tâm mở đường Trường Sơn và thực hiện thành công quyết tâm ấy là thành công kiệt xuất, một kỳ tích của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Biết bao người con nước Việt Nam lên đường làm nhiệm vụ, chiến đấu, bảo vệ tuyến đường là “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm”. Trong nhiều cựu chiến binh, thanh niên xung phong và người dân, ký ức về những ngày hào hùng, chiến đấu oanh liệt vẫn luôn ùa về, sáng rõ.
Ký ức Ngày Giải phóng từ nơi nửa vòng trái đất
Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 toàn thắng. Sự kiện đánh dấu chấm hết cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam và hoàn thành tâm nguyện thống nhất đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đây, bắc nam sum họp một nhà, non sông nối liền một dải.
Ký ức về Chiến thắng 30/4 trong lòng Việt kiều Pháp
Ngày 30/4/1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước - niềm vui vỡ òa, những giọt nước mắt sung sướng, những lời chúc mừng của bạn bè Pháp… đó là những kỷ niệm không bao giờ quên của các bác Việt kiều tại Pháp chia sẻ cùng Báo Nhân Dân nhân kỷ niệm 40 năm Ngày miền nam hoàn toàn giải phóng.
Quyết tâm mở chiến dịch Tây Nguyên - Thành công xuất sắc về chỉ đạo chiến lược của Đảng
Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, là do những quyết sách đúng đắn trong chỉ đạo chiến lược của Đảng, mở đầu bằng quyết định mở Chiến dịch Tây Nguyên.
Khoảnh khắc 2 giờ và 40 năm...
Hai mươi năm sau Ngày Sài Gòn giải phóng, ngày 30/4/1995, nữ nhà báo người Pháp Phrăng-xoa đờ Muy-dơ, sang Việt Nam. Món quà của bà tặng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là những bức ảnh bên trong Dinh Độc Lập hắt ra rõ số hiệu hai chiếc xe tăng Quân giải phóng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập, trên xe "lố nhố người". Từ đây, lịch sử ghi nhận xe tăng 390 và 843 (Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2) là đơn vị đầu tiên vào Dinh Độc Lập.
Vẹn nguyên ký ức hào hùng
45 năm đã trôi qua kể từ ngày lá cờ Tổ quốc và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam bay trên nóc Dinh Độc Lập, nhưng ký ức về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn vẹn nguyên trong tim những người bước ra từ cuộc chiến.
Xem thêm
Đọc nhiều