biệt động Sài Gòn
Cập nhập tin tức biệt động Sài Gòn
Tác giả Mã Thiện Đồng và những trang sách giữ lửa ký ức
Hơn 20 năm cầm bút với 31 cuốn sách, chủ yếu về lịch sử kháng chiến, nữ tác giả Mã Thiện Đồng đã thể hiện bút lực dồi dào và tâm huyết đối với mảng đề tài khó này.
Ký ức xuân thống nhất
Biệt động Sài Gòn – Lực lượng vũ trang đặc biệt
Biệt động Sài Gòn là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, có lối đánh độc đáo, thích hợp đạt hiệu quả cao, gây tác động mạnh quân địch và có tiếng vang lớn cổ vũ khí thế chiến đấu của quân, dân thành phố và cả nước. Trong đó, cuộc tấn công vào các mục tiêu Tết Mậu Thân là đỉnh cao của lực lượng biệt động về nghệ thuật tổ chức chỉ huy, hợp đồng chiến đấu và tinh thần dũng cảm tuyệt vời của các chiến đấu viên.
Oanh liệt trận đánh cầu Rạch Chiếc, góp phần vào chiến thắng 30/4 lịch sử
NDO - Giữa những ngày tháng 4 lịch sử, ông Nguyễn Đức Thọ, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Z.23, Lữ đoàn 316, lặng lẽ trở lại dòng Rạch Chiếc. Nơi này, 50 năm trước, máu của hơn 50 đồng đội của ông đã nhuộm đỏ dòng nước trong trận đánh sinh tử giữ cầu Rạch Chiếc - cửa ngõ phía đông Sài Gòn.
Theo dấu chân "Biệt động Sài Gòn": Căn hầm bí mật giữa trung tâm đô thị Sài Gòn
Hành trình thống nhất: Những tượng đài bất tử
Theo dấu chân "Biệt động Sài Gòn": Nơi họp bàn của lực lượng Biệt động
Theo dấu chân "Biệt động Sài Gòn": Quán Phở Bình - Điểm liên lạc và nuôi giấu cán bộ Biệt động Thành F100
Trạm giao liên trao đổi thư từ, tài liệu mật của Biệt động Sài Gòn
Từng là một trạm giao liên trao đổi thư từ, tài liệu mật của Biệt động Sài Gòn, nhiều năm sau giải phóng, quán cà-phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn mở cửa trở lại và trở thành điểm đến lịch sử được yêu thích. Đến đây, du khách thập phương có thể nhâm nhi tách cà-phê, thưởng thức món cơm tấm "lịch sử" và sống lại bầu không khí hào hùng của Thành phố nói riêng và của toàn dân tộc nói chung 50 năm về trước.
Người tạo “vũ khí bí mật” cho các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn-Gia Định
Chín năm chuyên tâm để tạo nên “vũ khí bí mật” là các giấy tờ giả cho các chiến sĩ biệt động Sài Gòn-Gia Định, Lâm Quốc Dũng (bí danh Dũng “râu”) đã trải qua nhiều phen tưởng chừng bế tắc. Nhưng bằng dụng cụ đơn giản như bút viết, thước kẻ, compa…, với đôi mắt tinh anh, bàn tay khéo léo, Dũng “râu” đã mô phỏng được cả những giấy tờ tinh vi nhất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tạo “vỏ bọc” hoàn hảo cho lực lượng biệt động hoạt động trong nội đô. Thời ấy, mọi người gọi các giấy tờ giả của Dũng “râu” là “tấm bùa hộ mệnh”.
Sức mạnh phi thường của nữ chiến sĩ biệt động duy nhất tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 68
Sự căm thù những kẻ cướp nước, hại dân, giam cầm, tra tấn dã man người yêu là chiến sĩ biệt động khiến bà Vũ Minh Nghĩa (Chín Nghĩa) sục sôi ý chí đứng lên cầm súng cùng Đội 5 Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập dù biết một đi khó có ngày trở về. Bị bắt sống cùng 6 đồng chí, trải qua tù đày, giam cầm, tra tấn dã man, nữ chiến sĩ biệt động kiên trung tới cùng, không chịu khuất phục. Cuộc đời của bà, hệt như một cuốn tiểu thuyết.
Biệt động Sài Gòn, bước ra từ huyền thoại
Năm 2020, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu và kích hoạt chùm tour “Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn”. Sản phẩm du lịch lịch sử văn hóa độc đáo, mang dấu ấn riêng biệt của thành phố, nhanh chóng thu hút du khách trong nước, quốc tế, và chính người dân thành phố. Lâu nay, họ vẫn luôn mong muốn tìm hiểu về quá khứ hào hùng của ông cha mình để thêm tự hào và thấm thía những hy sinh mất mát cho ngày toàn thắng.
Xem thêm
Đọc nhiều